Những lưu ý quan trọng khi mua bán nhà đất tại Việt Nam

Nhà đất là những tài sản có giá trị lớn.Tuy nhiên, nhiều người khi mua hoặc bán nhà thường có tâm lý chủ quan, hoặc thiếu hiểu biết dẫn đến trường hợp bị mất nhà hoặc vướng vào những kiện tụng không đáng có. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng khi mua bán nhà đất tại Việt Nam.

Những lưu ý quan trọng khi mua bán nhà đất tại Việt Nam
Những lưu ý quan trọng khi mua bán nhà đất tại Việt Nam

Đối với nhà đã có sổ hồng

Nhà, đất hay căn hộ chung cư đã có sổ hồng là hình thức pháp lý cao nhất và an toàn nhất khi mua bán nhà đất tại Việt Nam. Trường hợp này chỉ cần ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng. Phòng công chứng là cơ quan chứng thực việc mua bán này dựa trên tính pháp lý của tài sản và hai bên mua bán. Tính pháp lý của tài sản là sổ hồng, giấy tờ thể hiện nghĩa vụ thuế như thông báo thuế (Thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ, thuế phi nông nghiệp…), biên lai nộp thuế. Tính pháp lý của hai bên mua bán là chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, giấy từ chối tài sản…

Chú ý, khi bán nhà đất, bắt buộc hai vợ chồng phải ký bán tại phòng công chứng. Trường hợp vẫn còn độc thân thì phải có xác nhận độc thân trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp. Hai vợ chồng khi bán chỉ có một người ký thì tài sản đó phải hình thành trước ngày đăng ký kết hôn.

Lưu ý quan trọng khi công chứng mua bán

– Việc chuyển tiền vào thời điểm nào là rất quan trọng khi công chứng. Có những trường hợp mất tiền hay mất nhà vì không chú ý đến thời điểm quan trọng này. Khi công chứng viên đã ký và đóng dấu, chỉ còn chờ bên mua chuyển tiền. Nhưng vì nhiều lý do bên mua không chuyển tiền, hợp đồng mua bán đã hoàn thành về mặt pháp lý, tài sản xem như đã bán cho bên mua. Nếu không nhận được tiền, bên bán sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và sức lực để hủy được hợp đồng mua bán đã ký (vì muốn hủy phải có hai bên mua bán đồng ý ký). Nếu bên mua không chịu ký hủy hợp đồng, bên bán sẽ phải kiện ra toà để toà tuyên bố hủy. Thời gian để toà ra tuyên bố phải từ 6 tháng đến 12 tháng.

Đối với dự án hình thành tương lai

Dự án hình thành tương lai thường là nhà hoặc căn hộ chung cư đang xây dựng, hoặc đã xây dựng xong nhưng chưa có sổ hồng. Khi khách hàng mua nhà/ căn hộ từ Chủ đầu tư, Khách hàng ký với Chủ đầu tư Hợp đồng mua bán nhà/căn hộ hình thành trong tương lai. Luật pháp Việt Nam quy định việc thanh toán với Hợp đồng mua bán nhà hình thành tương lai như sau:

  • Đối với chủ đầu tư Việt Nam, trước khi nhận nhà khách hàng chỉ thanh toán 70% giá trị căn nhà. 
  • Đối với chủ đầu tư Nước ngoài, trước khi nhận nhà khách hàng chỉ thanh toán 50% giá trị căn nhà.

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà hình thành tương lai từ khách hàng sang khách hàng phải theo sự hướng dẫn của chủ đầu tư. Quy trình chuyển nhượng nhà hình thành tương lai như sau:

– Liên hệ chủ đầu tư để được hướng dẫn quy trình thủ tục chi tiết nhất.

– Lập Đề nghị chuyển nhượng gởi chủ đầu tư (theo mẫu CĐT).

– Chủ đầu tư ký xác nhận đồng ý chuyển nhượng và xác nhận đã thanh toán + hoá đơn VAT cho số tiền đã thanh toán.

– Nhận các giấy tờ sau đây từ CĐT: Đề nghị chuyển nhượng, xác nhận thanh toán, hoá đơn VAT.

– Ký hợp đồng công chứng tại phòng công chứng. Ngoài các giấy tờ của CĐT, bên bán còn đem theo hợp đồng nữa bán gốc và các giấy tờ cá nhân.

 

Đối với nhà đất không có sổ

Nhà đất không có sổ là loại nhà đất mà khi hai bên mua bán phải chịu trách nhiệm cá nhân cho những gì mình làm mà không được luật pháp bảo vệ. Hình thức công nhận của luật pháp thông qua việc công chứng mua bán tại phòng công chứng. Tuy nhiên, những nhà đất không có sổ không thể thực hiện công chứng mua bán tại phòng công chứng. Có các hình thức nhà đất không sổ sau đây:

– Nhà hình thành trên đất nông nghiệp

– Nhà thuộc dự án

Trường hợp nhà đất bán nhưng vẫn còn hợp đồng cho thuê

* Khi đi chọn nhà
– Cần thận trong việc xem xét giấy tờ nhà đất. Nên hỏi thông tin nhà đất cần mua tại phường hoặc tại phòng công chứng (nếu quen biết).
– Đối với giấy tờ viết tay cần xem xét kỹ hơn. Các giấy tờ chứng minh người bán chính là chủ như giấy cấp số nhà, điện nước, hộ khẩu, giấy cấp đất hoặc cho phép xây dựng, giấy phạt vi phạm xây dựng… Nếu không có các giấy tờ trên thì nên xem lại pháp lý của nhà đất có an toàn với mình không? Đặc biệt các giấy tờ liên quan đến chủ cũ của nhà đất rất quan trọng trong các giao dịch “viết tay” này.
– [ ] Khi ký hợp đồng đặt cọc
– Hợp đồng đặt cọc nên đầy đủ các nội dung thể hiện quyền và trách nhiệm cụ thể của hai bên. Thời gian, số tiền thanh toán và điều khoản bồi thường là những nội dung quan trọng nhất của hợp đồng.
– Ký cọc tại phòng công chứng (với nhà đất có sổ), hoặc viết tay giữa hai bên.
– [ ] Khi ký hợp đồng công chứng và thanh toán tiền
– Công chứng nên thực hiện khi có mặt của hai bên. Không nên ký trước hoặc sau.
– Đọc kỹ hợp đồng công chứng trước khi ký. Đặc biệt các thông tin liên quan đến thông tin cá nhân, thông tin sổ nhà đất.
– Việc thanh toán tiền nằm ngoài việc chứng giám của công chứng viên. Nên việc thanh toán tiền nên có giấy tờ rõ ràng và ký nhận hoặc lăn tay kèm theo. Tốt nhất nên thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng theo đúng tài khoản của người bán. (Kèm theo xác nhận “đã nhận tiền” của người mua).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *